Trong thị trường Crypto hay đặc biệt là trong giới Game NFT thì Tokenomics là một khái niệm được nhắc đến khá nhiều. Thế nhưng không phải ai cũng hiểu rõ được về bản chất của khái niệm này. Bài viết sau sẽ mang đến cho bạn những kiến thức căn bản nhất về Tokenomics.
Phần lớn người chơi khi mới tham gia vào thị trường GameFi đều sẽ lựa chọn những dự án với ROI cao và mong muốn có thể “về bờ” sớm nhất có thể. Và chắc hẳn với tâm lý như vậy thì không ít người đã từng phải “đu đỉnh” khi chưa tìm hiểu những điều cốt lõi của dự án.
Nếu không hiểu rõ về Tokenomics, bạn sẽ sa lầy vào việc chọn sai thời điểm tham gia, phán đoán sai, fomo nghe theo lời người này người kia nói. Để có thể bắt đầu với thị trường GameFi một cách an toàn nhất, hãy cùng tìm hiểu sơ bộ về Tokenomics qua bài viết sau với Genzmmo nhé.
Tokenomics là gì?

Tokenomics nghiên cứu các yếu tố thúc đẩy nhu cầu về một đồng coin/token. Nó bao gồm:
- Toán học
- Cung cầu
- Incentives
- Tích lũy giá trị
- Hành vi con người và lý thuyết trò chơi
Tokenomics = Tokens + Economics
Nếu bạn đầu tư vào các đồng coin có tính lạm phát cao, không có tính ứng dụng thì số tiền của bạn hẳn sẽ bị chia rất nhiều lần. Các VCs và cá voi cầm nhiều mã token và họ bán ồ ạt dẫn đến việc token bị mất giá và làm cho bạn đu đỉnh.
Nghiên cứu tokenomics giúp bạn cải thiện các khoản đầu tư của bạn trong tương lai. Thế nhưng không phải chắc chắn rằng bạn giỏi phân tích tokenomics thì có thể có lời khi đầu tư. Bạn chỉ giảm thiểu và lường trước được những rủi ro mà thôi.
Bài học đơn giản nhất với tokenomics là hiểu về Cung và Cầu. Giả sử có 1 triệu token A, tổng vốn hóa của token A là 1 triệu đô la. Vậy thì: 1 token A = 1 đô la. Vậy sẽ ra sao nếu dự án “in thêm” 1 triệu token A?
Lúc này sẽ là 2 triệu token A với tổng vốn hóa là 1 triệu đô la. Do đó, 1 token A = 0,5 đô la.
Tokenomics bao gồm những yếu tố nào?

Khi tham gia vào một dự án Crypto, hay cụ thể hơn là một dự án GameFi thì bạn cần phải chú ý đến những điều sau đây:
- Có bao nhiêu token đang lưu thông?
- Tổng cộng sẽ có bao nhiêu token?
- Ai đang cầm token? Họ cầm bao nhiêu token? Và khi nào họ có thể bán?
- Nguồn cung sẽ thay đổi thế nào theo thời gian?
- Chính sách thay đổi là gì?
Token lạm phát là token có nguồn cung tăng lên hàng năm và không có số lượng giới hạn về nguồn cung. Điều này không tốt cho tokenomics, bởi vì nó đối lập với Sự khan hiếm. Dogecoin là một token lạm phát, và số lượng Dogecoin vẫn đang tăng lên mỗi năm.
Một số token có thể giảm phát khi nguồn cung giảm theo thời gian. Giao thức có thể mua lại các mã thông báo và đốt chúng. Khi một đồng coin bị đốt cháy, nó sẽ bị mất vĩnh viễn. Từ đó sẽ làm giảm lượng cung token, và lúc này giá token sẽ tăng (theo lý thuyết). Ví dụ cho token giảm phát điển hình chính là: LUNA.
Token của một dự án được phân phối như thế nào?

Có 2 cách phân phối token như sau:
- Phân phối trước cho các thành viên trong dự án và các VCs (hầu hết các dự án hiện tại đều phân phối token theo cách này)
- Phân phối công bằng: Fair Launch (100% bình đẳng, mọi người đều có quyền mua token, kể cả các quỹ đầu tư hay là chúng ta)
Token Metrics
Với 1 dự án chúng ta cần quan tâm tới Token Metrics, nó gồm 3 thông số cần lưu ý:
- Token Allocation: Token được phân bổ cho những ai, tỷ trọng như thế nào?
- Token Sales Structure: Ai đã mua token, họ mua giá bao nhiêu?
- Token Release Schedule: Khi nào họ được nhận token trong tay?
Token Use Case
Token use case nói về cách mà token đó được sử dụng như thế nào. Token use case bao gồm:
- Payment: token có thể được dùng để thanh toán trong giao thức.
- Staking/mining: token có thể được dùng để đem đi staking kiếm lãi suất (ví dụ đem NEAR đi staking ở Metapool), hoặc token có thể được đào ra từ các máy đào (ví dụ ETH)
- Transaction fees: token đó được sử dụng để làm phí giao dịch. Giả sử anh em mua NFT trên Opensea thì sẽ cần ETH làm phí giao dịch.
Đội ngũ dự án và các nhà đầu tư
Đội ngũ dự án (Dev) và các nhà đầu tư (VCs) là những người sở hữu một lượng lớn token, họ mua token với giá thấp hơn chúng ta. Do đó nếu VCs và Dev họ bán một lượng lớn token có thể gây ra tình trạng giá dump.
Sẽ có những VCs tạo ra giá trị cho các dự án mà họ tham gia. Còn một số khác sẽ muốn thu hồi vốn của họ một cách nhanh nhất, và mặc kệ dự án có gặp vấn đề sau đó. Vì vậy, đôi khi đội ngũ dự án không muốn bán phá giá, nhưng các VCs làm việc này thì cũng làm cho giá token dump.
Đội Dev không phải cứ bán token là họ tệ, họ có thể phải bán token để làm những việc khác nhau như:
- Tạo ra những gói khuyến khích người dùng (để phát triển dự án)
- Họ muốn huy động vốn (để trả lương nhân viên, vận hành công ty)
- Mua siêu xe
Ứng dụng kiến thức về Tokenomics vào đầu tư

Việc hiểu tokenomics tác động tới dự án như thế nào sẽ có lợi ích không nhỏ cho quá trình đầu tư của bạn.
- Hiểu cách phân phối của token: Giúp bạn biết mình đang tham gia cuộc chơi gì?
- Hiểu về token metrics: Bạn sẽ biết được vị thế của mình đang ở đâu? Bạn mua giá bao nhiêu, các VCs mua giá bao nhiêu? Giúp bạn có thể dự đoán được các VCs cá voi sẽ làm gì khi họ được nhận token? Liệu họ có xả hay họ hold?
- Hiểu về các VCs và Dev: Điều này giúp bạn đoán được họ sẽ muốn build 1 dự án lâu dài hay ngắn hạn, từ đó bạn xác định cách chơi của mình trong dự án đó.
- Hiểu về Token use case: Sẽ giúp bạn biết được đồng token đó có góp phần phát triển cho dự án hay không? Token có ứng dụng thực tế hay không? Token được dùng để làm gì? Để rồi từ đó định hình được giá của nó trong tương lai.
Chuyên mục Cẩm nang Crypto vừa giới thiệu đến bạn những kiến thức cơ bản nhất liên quan đến Tokenomics. Hy vọng rằng bạn có thể trang bị cho mình thật nhiều kiến thức hữu ích và đủ tỉnh táo khi quyết định đầu tư vào một dự án nào đó. Chúc các bạn thành công.